Phẫu thuật nâng mũi là phương pháp thẩm mỹ giúp cải thiện hình dáng và tự tin về vẻ ngoài. Tuy nhiên, một số khách hàng sau khi phẫu thuật gặp tình trạng mũi không hợp sụn. Vậy dấu hiệu mũi không hợp sụn là gì? Làm cách nào để khắc phục?
Cách tốt nhất để biết mũi của bạn sau khi nâng có hợp sụn hay không, bạn nên tuân thủ lịch tái khám. Ngoài ra, nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bạn cần báo ngay với bác sĩ để được kiểm tra và xử lý kịp thời.
Nhận biết dấu hiệu mũi không hợp sụn
Việc nâng mũi không hợp sụn khó có thể lường trước và thường chỉ xuất hiện phản ứng sau khoảng 10 ngày kể từ khi phẫu thuật. Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp khi mũi không hợp sụn:
Mũi bị sưng kéo dài
Thông thường, sau phẫu thuật thẩm mỹ, biểu hiện mũi bị sưng tấy là chuyện rất bình thường. Bạn không cần quá lo lắng vì tình trạng này chỉ kéo dài khoảng 7 – 10 ngày, sau đó sẽ biến mất.
Tuy nhiên, nếu mũi sưng tấy kéo dài, có thể lên đến 1 tháng, kèm theo cảm giác đau nhức, mũi sưng nóng đỏ, khi sờ vào có cảm giác bên trong chứa nước và dịch. Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo của phản ứng viêm, mũi không hợp sụn.
Nhiễm trùng, đau nhức
Khi bị nhiễm trùng, vùng mũi sau khi nâng của bạn có thể bị đau nhức, căng tức và xuất hiện mưng mủ. Tình trạng xảy ra trong nhiều ngày và thường đi kèm với cảm giác ngứa ngáy khó chịu ở đầu mũi.
Nếu gặp phải trường hợp này, bạn cần đến cơ sở thẩm mỹ uy tín để được bác sĩ chuyên khoa xử lý ngay. Việc kéo dài thời gian mà không điều trị sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả thẩm mỹ của mũi, cũng như tổng thể gương mặt và cả hệ hô hấp.
Mũi bị lệch, vẹo
Nếu nâng mũi bằng chất liệu sụn kém chất lượng hoặc bác sĩ không đủ kinh nghiệm, đặt sụn mũi không đúng kỹ thuật thì rất dễ xảy ra trường hợp là sụn không thể bám dính vào mô mũi. Điều này dẫn đến việc mũi bị lệch hoặc vẹo, nếu để lâu không xử lý có thể dẫn đến nhiễm trùng, thủng da đầu mũi,…
Bị thủng da phần đầu mũi
Vùng da ở đầu mũi có đặc điểm tương đối mỏng manh, do đó nếu sử dụng sụn kém chất lượng hoặc không đặt đúng cách thì có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Điển hình như mài mòn da đầu mũi, dẫn đến tình trạng da mỏng và yếu hơn, sụn đâm xuyên qua lớp da đầu mũi, gây thủng và hình thành vết thương hở.
Mũi chảy dịch, có mùi hôi
Một trong những dấu hiệu cũng rất thường gặp khi mũi không hợp sụn đó là tình trạng chảy dịch và có mùi hôi. Bạn có thể gặp phải tình trạng bầm tím, chảy dịch màu nâu hoặc mủ vàng từ mũi, kèm theo mùi hôi. Trong trường hợp nặng, bạn có thể bị sốt cao do cơ thể phản ứng với nhiễm trùng.
Nếu nhận thấy các dấu hiệu mũi không hợp sụn, bạn cần đến khám bác sĩ chuyên khoa ngay để được xử lý kịp thời. Việc can thiệp sớm sẽ giúp hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm và đảm bảo tính thẩm mỹ cho mũi, cũng như sức khỏe của bạn.
Cần xử trí như thế nào khi nâng mũi không hợp sụn?
Việc nâng mũi không hợp sụn là một biến chứng không mong muốn sau phẫu thuật. Nếu bạn gặp phải tình trạng này, đừng quá lo lắng, hãy tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Việc phát hiện sớm dấu hiệu mũi không hợp sụn sẽ giúp việc xử trí trở nên dễ dàng hơn. Bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện các xét nghiệm cần thiết để xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này. Sau đó có thể tiến hành phẫu thuật tách sụn ra khỏi mũi và sử dụng thuốc kháng sinh để ổn định vết thương, giúp quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi hơn.
Còn nếu phát hiện muộn, rất có thể vùng da trên mũi đã bị tổn thương nặng nề. Lúc này, bạn có thể cần phải cấy mô tự thân vào mũi để vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, vừa tránh tình trạng co ngót.
Sau khi phẫu thuật, bạn cần tuân thủ các chỉ dẫn chăm sóc sau mổ của bác sĩ để đảm bảo quá trình hồi phục vết thương diễn ra nhanh chóng, thuận lợi. Đến khi vết thương hoàn toàn lành lặn thì bạn mới có thể tái nâng mũi.
Trong lần phẫu thuật tiếp theo này, bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng mũi thực tế của bạn để đưa ra phương pháp khắc phục phù hợp nhất. Thông thường, bác sĩ sẽ tìm loại sụn tự thân hoặc sụn nhân tạo mới với chất liệu có khả năng tương thích cao hơn để thực hiện nâng mũi.
>>> Có thể bạn quan tâm: Quy trình nâng mũi – Tái tạo dáng mũi chuẩn đẹp tự nhiên, an toàn
Giảm thiểu rủi ro nâng mũi không hợp sụn bằng cách nào?
Nếu nguyên nhân mũi không hợp sụn xuất phát từ kỹ thuật phẫu thuật, tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín, có giấy phép hoạt động từ Bộ Y tế, cơ sở vật chất và hệ thống thiết bị y tế tiên tiến. Đồng thời có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm để được khắc phục một cách an toàn và hiệu quả.
Việc lựa chọn bác sĩ và cơ sở thẩm mỹ uy tín sẽ giúp bạn giảm thiểu rủi ro và đạt được kết quả thẩm mỹ như mong muốn.
Bên cạnh đó, sau khi phẫu thuật nâng mũi, bạn cũng cần tuân thủ đúng hướng dẫn chăm sóc vết thương và chế độ dinh dưỡng của bác sĩ để đảm bảo vết thương hồi phục tốt và mũi nhanh chóng vào form như mong muốn.
Nâng mũi một lần đã khó, sửa mũi lại lần hai còn khó hơn. Điều này không chỉ khiến bạn mất thêm chí phí, thời gian, mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, ngay từ lần nâng mũi đầu tiên, bạn cần cân nhắc thật kỹ về việc lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, dùng chất liệu sụn tốt, cùng chế độ chăm sóc hậu phẫu chu đáo để tránh được các hệ lụy không mong muốn xảy ra.
>>> Xem thêm: Nâng mũi cấu trúc – Tái tạo dáng mũi an toàn, đẹp toàn diện tại Diamond
Hy vọng với những nội dung đã chia sẻ, bạn có thể nhanh chóng nhận ra dấu hiệu mũi không hợp sụn để can thiệp kịp thời, cải thiện được vẻ đẹp của dáng mũi, tự tin với vẻ đẹp của mình. Nếu gặp phải bất cứ vấn đề nào liên quan đến phẫu thuật thẩm mỹ, đừng ngần ngại liên hệ với Phẫu thuật thẩm mỹ Diamond để được hướng dẫn xử trí an toàn.
Bác sĩ Phạm Đức Tuấn là một chuyên gia da liễu với hơn 8 năm kinh nghiệm trong ngành làm đẹp. Bác sĩ thẩm mỹ Phạm Đức Tuấn tốt nghiệp chuyên khoa Da liễu, Đại học Võ Trường Toản – một trong những trường đại học uy tín trong ngành y. Với sự am hiểu sâu sắc và kỹ năng chuyên môn cao, bác sĩ Phạm Đức Tuấn đã làm việc tại Thẩm mỹ viện Ngọc Dung và thực hiện hàng chục nghìn ca điều trị da, tư vấn thẩm mỹ.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN: